Sách bàn về sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của thế giới từ phương Tây sang phương Đông. Peter Frankopan đánh giá đây là sự “thay đổi và chuyển dịch có tính chất và quy mô mang tầm thời đại”. Là nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “con đường tơ lụa” – tuyến đường thông thương quan trọng trong lịch sử nhân loại – Peter Frankopan tổng hòa nhiều bằng chứng để đưa độc giả vào mạng lưới những “con đường” đang góp phần tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.
Vài nét về cuốn sách
Với vai trò một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “Con đường Tơ lụa”, Frankopan đã tổng hòa nhiều bằng chứng lịch sử và địa chính trị để đưa độc giả thời hiện đại chúng ta du hành vào mạng lưới những “con đường” quan trọng (mà theo quan điểm của nhiều sử gia hiện đại, như Peter Frankopan) đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.
Như Frankopan chia sẻ, Con đường Tơ lụa mới được viết để “tiếp tục ở nơi mà Con đường Tơ lụa kết thúc”. Do vậy, để giúp bạn đọc không phải cảm thấy bỡ ngỡ quá nhiều trước khi bước vào hành trình khám phá những khả thể mới của “Con đường Tơ lụa” ở thời đại chúng ta, thiết nghĩ cần có một chút lưu ý “dẫn đường”.
Cuốn sách gồm 5 phần, chia sẻ góc nhìn của tác giả trước xu hướng chuyển dịch quyền lực toàn cầu, bao gồm: Các tuyến đường tới phương Đông, Đường tới trái tim thế giới, Đường tới Bắc Kinh, Đường tới cạnh tranh, Đường tới tương lai.
Vậy thì, trước hết, “Con đường Tơ lụa” là gì?
Đó là một khái niệm được nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen khởi từ thế kỷ XIX nhằm gọi tên mạng lưới những con đường giao thương kết nối nhà Hán ở Trung Hoa với các khu vực khác trên thế giới – die Seidenstraßen, có nghĩa là “Con đường Tơ lụa”.
Dẫu vậy, lịch sử của thuật ngữ cũng mang nhiều gian truân và biến động như chính lịch sử khu vực và thế giới, theo thời gian, “Con đường Tơ lụa” không còn đơn thuần chỉ một phạm vi hay khu vực hay một hoạt động buôn bán tơ lụa cụ thể nữa, mà ngày nay, cụ thể là trong giới nghiên cứu phương Tây, nhắc đến “Con đường Tơ lụa” là đề cập đến “cách thức mà con người, các nền văn hóa và các đại lục hòa quyện vào nhau – và thông qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức truyền bá tôn giáo cũng như ngôn ngữ trong quá khứ, đồng thời cho thấy làm thế nào mà các quan điểm về ẩm thực, thời trang và nghệ thuật lan tỏa, cạnh tranh và vay mượn lẫn nhau.
Nội dung cuốn sách làm rõ hơn vai trò trung tâm của việc kiểm soát các nguồn tài nguyên cũng như các tuyến thương mại đường dài, qua đó giải thích bối cảnh và động lực của các cuộc hành trình xuyên sa mạc và đại dương giúp cho các đế quốc trỗi dậy…”, như tác giả Peter Frankopan chia sẻ.
Tạp chí The Times nhận xét: “Nhiều cuốn sách đã được viết ra như một lời tuyên bố về ‘lịch sử mới của thế giới’. Nhưng cuốn sách này mới hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu ấy… đầy khát vọng, vô cùng chi tiết và cực kỳ hấp dẫn.”
”Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới” đã vẽ nên một bức tranh khái quát những chi tiết về các vấn đề đương đại thông qua một lăng kính rộng hơn với hy vọng cung cấp bối cảnh về những gì đang xảy ra trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh một số chủ đề định hình toàn bộ cuộc sống và sinh kế của chúng ta mới là điều quan trọng.
Con đường Tơ lụa chính là trung tâm của bức tranh – quan trọng tới nỗi chúng ta sẽ không thể hiểu được những gì đang xảy ra ngày hôm nay và trong tương lai mà không đề cập tới khu vực địa lý nằm giữa Đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Vì vậy, cuốn sách này dự kiến cập nhật toàn bộ câu chuyện và diễn giải những gì đã xảy ra vài năm gần đây, trong một thời đại của những thay đổi sâu sắc.
Trong cuốn sách, tác giả không ngần ngại chỉ ra cái tên quan trọng nhiều khả năng sẽ chính là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh. Điều này lập tức khiến chúng ta liên hệ đến một cụm thuật ngữ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí và các phương tiện truyền thông trong nhiều năm trở lại đây. Đó chính là “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRI).
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết! Hãy cùng Sunbooks tham tham khảo thêm nhiều những bài viết với nhiều kiến thức hơn nữa bạn nhé!